Tóm tắt luận điểm đầu tư:
Doanh nghiệp đang chú trọng trong việc đẩy mạnh các mảng kinh doanh cốt lõi chủ lực của Masan, đồng thời nỗ lực giảm nợ để giảm tỷ lệ đòn bẫy tài chính cũng như là bỏ bớt gánh nặng chi phí lãi vay, từ đó biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ càng ngày tăng trưởng tích cực.
→ Câu chuyện đảo chiều về mặt kết quả kinh doanh của MSN đang ngày càng rõ nét, và thời điểm hiện tại vẫn chỉ đang là bước đi đầu tiên của doanh nghiệp trong chu kỳ tăng trưởng của MSN. Chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu MSN hiện tại vẫn đang là rất rẻ so với những gì mà doanh nghiệp có thể làm trong 1 - 3 năm tới. Ngoài ra, còn có nhiều điểm đáng chú ý sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của MSN… Xem chi tiết thêm ở phần dưới…
I. Tổng quan doanh nghiệp:
1. Lịch sử hình thành & phát triển:
2. Lĩnh vực kinh doanh & Cấu trúc doanh nghiệp:
Masan Consumer Holdings (Công ty mẹ của Masan Consumer - MCH): Là một trong những công ty hàng tiêu dùng nhanh trong nước lớn nhất Việt Nam. Những thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer Holdings bao gồm CHIN-SU, Omachi, Kokomi, Ponnie, Heo Cao Bồi, Vinacafé, Wake-up, Wake-up 247, Compact, Lemona, Vĩnh Hảo, Vivant, Quang Hanh, Sư Tử Trắng và Red Ruby. Với việc hoàn tất đề nghị chào mua công khai Công ty Cổ phần Bột giặt Net, Masan Consumer đã chính thức tiến vào ngành hàng sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình bao gồm các sản phẩm bột giặt Joins, Super Net, nước giặt Chante’, Sopa, nước rửa chén Homey, sữa tắm La’Petal.
Masan High-Tech Materials: Là nhà cung cấp vật liệu Vonfram tiên tiến công nghệ cao hàng đầu thế giới được sử dụng trong các ngành công nghiệp then chốt như điện tử, hóa chất, ô tô, hàng không vũ trụ, năng lượng và dược phẩm, với các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, Đức, Canada và Trung Quốc, phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới. Là nhà sản xuất các sản phẩm vonfram cận sâu lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc, Công ty có 2 trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Đức và Việt Nam và hiện đang vận hành mỏ đa kim Núi Pháo và một nhà máy chế biến vonfram hiện đại tại tỉnh Thái Nguyên. Masan High-Tech Materials cũng là nhà sản xuất Florit và Bismut hàng đầu trên thế giới.
Masan MeatLife (MML): Là công ty đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu sản phẩm thịt ủ mát có thương hiệu với mức giá hợp lý để người tiêu dùng Việt Nam cải thiện bữa ăn hàng ngày với nguồn đạm chất lượng. Tầm nhìn của Masan MEATLife là trở thành công ty hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hàng đầu trong lĩnh vực thịt có thương hiệu với danh mục thịt ủ mát và thịt chế biến đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại của người Việt Nam.
WinCommerce: Có hơn 20.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống, đồ khô, đến chăm sóc cá nhân và gia đình,... Thông qua hợp tác chiến lược với WinEco, WinCommerce sở hữu nguồn cung ổn định các loại cây rau củ quả có giá trị cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế, được cung cấp từ hệ thống 14 nông trường sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Phúc Long Heritage: Là chuỗi cửa hàng trà & cà phê hàng đầu tại Việt Nam với tệp người tiêu dùng trẻ đông đảo và trung thành sở hữu mạng lưới 156 cửa hàng trên toàn quốc.
Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - TCB): Hợp tác cùng tập đoàn Masan (MSN) để kiến tạo hệ sinh thái WINLife, nhằm hiện thực hóa sứ mệnh nâng tầm giá trị sống của người dân Việt Nam. Đây là mô hình đầu tiên tại Việt Nam, nơi hai thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng và bán lẻ là Techcombank và Masan sẽ cùng mang đến giải pháp thanh toán đặc quyền vượt trội cho mọi dịch vụ tài chính và phi tài chính đến khách hàng.
II. Tình hình & Chiến lược kinh doanh:
1. Kết quả kinh doanh:
Masan Consumer (MCH):
WinCommerce (WCM):
Masan MEATLife (MML):
Masan High - Tech (MSR):
Techcombank (TCB): Đóng góp 732 tỷ đồng vào EBITDA trong quý 4 năm 2024, tăng trưởng -21,0% so với cùng kỳ năm trước do chi phí một lần khi chấm dứt hợp đồng với Manulife, làm giảm NPAT của MSN 288 tỷ đồng.
Phúc Long Heritage (PLH): Doanh thu thuần tăng 11,5% và 5,6% so với cùng kỳ năm trước lên lần lượt là 417 tỷ đồng và 1.621 tỷ đồng trong quý 4 năm 2024 và năm 2024. Động lực tăng trưởng chính đến từ việc mở 33 cửa hàng mới và cải tạo cửa hàng thành công.
2. Kế hoạch 2025:
Trọng tâm chiến lược:
MCH: Đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng doanh thu hai chữ số từ 10% đến 15% vào năm 2025, đạt 33.500 tỷ đồng đến 35.500 tỷ đồng, Điều này được thúc đẩy bởi các động lực tăng trưởng chiến lược và việc phát triển chuỗi cung ứng kỹ thuật số “Retail Supreme”.
WCM: Dự kiến đạt doanh thu thuần từ 35.600 tỷ đồng đến 36.900 tỷ đồng, tăng trưởng từ 8% đến 14% so với cùng kỳ năm trước và đạt lợi nhuận sau thuế dương cả năm. Điều này sẽ được thúc đẩy bởi việc mở rộng mạng lưới cửa hàng, tăng tốc tăng trưởng doanh thu LFL.
MML: Dự kiến sẽ mang về doanh thu từ 8.250 tỷ đồng đến 8.749 tỷ đồng, tăng trưởng từ 8% đến 14% so với cùng kỳ. Kết quả này sẽ đạt được trên hành trình liên tục chuyển đổi để trở thành công ty chế biến thịt của MML và việc hợp tác sâu hơn với WinCommerce.
PLH: Đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng từ 1.910 tỷ đồng đến 2.200 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng so với cùng kỳ từ 18% đến 36%, bằng cách thúc đẩy tăng trưởng LFL và cải thiện biên lợi nhuận.
MSR: Dự kiến doanh thu đạt tăng trưởng LFL từ 3% đến 19% so với cùng kỳ năm trước sau khi tách HCS. MHT đăt mục tiêu đạt doanh thu từ 6.487 tỷ đồng đến 7.487 tỷ đồng, lợi nhuận được cải thiện nhờ giá hàng hóa tăng.
→ Tập đoàn MSN vẫn đang chú trọng tập trung vào việc đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi và hạn chế các chi phí khác nhất có thể (đặc biệt là chi phí lãi vay). Điều này sẽ giúp biên lợi nhuận của doanh nghiệp được cải thiện rất nhiều khi mà doanh thu từ mảng kinh doanh cốt lõi tiếp tục tăng trưởng trong khi các chi phí khác giảm đi đáng kể.
III. Luận điểm đầu tư
Ở giai đoạn hiện tại, Tập đoàn Masan đang chú trọng trong việc đẩy mạnh các mảng kinh doanh cốt lõi chủ lực của doanh nghiệp, đồng thời nỗ lực giảm nhiều nợ nhất có thể để giảm tỷ lệ đòn bẫy tài chính cũng như là bỏ bớt gánh nặng chi phí lãi vay, từ đó biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ càng ngày tăng trưởng tích cực.
→ Câu chuyện đảo chiều về mặt kết quả kinh doanh của MSN đang ngày càng rõ nét, và thời điểm hiện tại vẫn chỉ đang là bước đi đầu tiên của doanh nghiệp trong chu kỳ tăng trưởng của MSN. Chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu MSN hiện tại vẫn đang là rất rẻ so với những gì mà doanh nghiệp có thể làm trong 1 - 3 năm tới.
1. Động lực ngành:
Ngành sản xuất/bán lẻ cũng là ngành mang tính chu kỳ do bị phụ thuộc nhiều bởi sức mua của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo sức mua tăng, và ngược lại khi nền kinh tế suy thoái cũng sẽ khiến sức mua người dân giảm đi… đơn giản là do nhu cầu chi tiêu/đầu tư tăng lên khi nền kinh tế tăng trưởng, và khi nền kinh tế đi vào suy thoái thì người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là đầu tư/chi tiêu. Ở giai đoạn hiện tại đang có rất nhiều tín hiệu và số liệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi/tăng trưởng, điều này đang và sẽ là động lực tốt ủng hộ cho nhóm ngành sản xuất/bán lẻ trong nước nói chung:
2. Masan Consumer Corporation (MCH):
3. Câu chuyện kỳ vọng của Masan High-Tech Materials (MSR):
Câu chuyện kỳ vọng:
→ Sau thương vụ chuyển nhượng HCS của MSR, doanh nghiệp đã thu về được một khoản tiền lớn để thanh toán các khoản nợ vay, giảm đòn bẫy và chi phí tài chính (yếu tố chính khiến MSR bị lỗ nặng), tăng biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Việc MSN tăng tỷ lệ sơ hữu của MSR thì tập đoàn cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nếu MSR ghi nhận LNST tăng trưởng mạnh khi ghi nhận khoảng tiền từ thương vụ chuyển nhượng HCS vào báo cáo tài chính trong tương lai.
4. WinCommerce (WCM) bắt đầu có lãi, hiệu quả tích cực từ mô hình cửa hàng mới:
5. Kết quả kinh doanh bước vào giai đoạn bứt phá, biên lợi nhuận tạo đáy:
IV. Rủi ro đầu tư MSN:
1. Đòn bẫy tài chính ở mức cao:
→ Cấu trúc nợ của MSN hiện tại đang ở mức khá rủi ro, nhưng vấn đề này chúng tôi đánh giá chưa cần phải quá lo ngại vì chiếc lược hiện tại của MSN là đang tập trung giảm nợ nhiều nhất có thể, và còn có TCB có thể thu xếp vốn cho doanh nghiệp.
2. Mảng kinh doanh Vonfram của MSR chưa cho thấy sự hiệu quả về dài hạn:
Mặc dù sau thương vụ chuyển nhượng H.C. Starck Holding thì MSR đã có khoản tiền lớn dùng để thanh toán phần lớn khoản nợ vay/trái phiếu. Tuy nhiên về dài hạn thì tương lai của MSR chưa thấy được cửa sáng rõ ràng khi mà hiện tại mảng kinh doanh vonfram vẫn đang lỗ và doanh nghiệp vẫn còn phải chịu chi phí lãi vay từ lô trái phiếu dài hạn trị giá 1.500 tỷ đáo hạn vào năm 2028.
V. Góc nhìn kỹ thuật và chu kỳ của cổ phiếu:
Về kỹ thuật: Khung ngày đang vận động tích lũy theo mẫu hình Wyckoff, hiện tại (thời điểm tác giả viết bài) cổ phiếu đang có nhịp spring ở pha C về vùng 6x. Kỳ vọng sau khi rũ bỏ (spring) ở pha C, cổ phiếu sẽ bước vào giai đoạn hồi phục ở pha D và tăng trưởng ở pha E. Nếu so sánh với chart của CTD thì có thể thấy MSN cũng vận động khá tương đồng vì CTD cũng vận động tích lũy theo mẫu hình Wyckoff.
Tính chu kỳ của cổ phiếu:
VI. Khuyến nghị (tham khảo):
Vùng giá 6x là vùng gom mạnh cổ phiếu cho nhịp tăng trung - dài hạn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA FINTOP - CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS
Tác giả: Nguyễn Thuận Khang - Chuyên viên Nghiên cứu & Phân tích
Liên hệ (SĐT/Zalo): 0356 479 959 - VPS ID: BJ2S
Link mở TK VPS ID BJ2S: https://openaccount.vps.com.vn/?MKTID=BJ2S
TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM!
Toàn bộ những phân tích, nhận định, dự báo trong báo cáo này bao gồm cả các ý kiến đã thể hiện là quan điểm, góc nhìn phân tích riêng của Tác giả, không nhằm mục đích PR, làm lợi hay gây bất lợi cho bất cứ cá nhân/tổ chức nào và quan điểm, phân tích của Tác giả không đại diện cho quan điểm, phân tích của toàn Đội ngũ FINTOP.
Các thông tin, số liệu, dữ liệu, thống kê,… được trình bày trên báo cáo này, bao gồm toàn bộ thông tin và ý kiến đã thể hiện, được FINTOP Research lấy từ các nguồn thông tin chính thống, uy tín được cho là đáng tin cậy nhất (theo trích dẫn nguồn trên báo cáo), tuy nhiên FINTOP Research không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ, cập nhật của toàn bộ thông tin, dữ liệu trên báo cáo.
Người đọc, nhà đầu tư sử dụng báo cáo này với mục đích tham khảo và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những hành động, quyết định, kết quả đầu tư của mình.
Trân trọng cảm ơn.