Tháng 2 tiếp diễn với nhiều thay đổi đáng chú ý về chính sách thương mại quốc tế, ngoại giao cũng như các định hướng phát triển mới của Chính phủ. Hãy cùng đội ngũ phân tích điểm lại các diễn biến đáng chú ý trong bài viết dưới đây:
1. Kỳ vọng tác động của chiến tranh thương mại trong thời kỳ Trump 2.0 tới Việt Nam sẽ không quá tiêu cực
Tuần qua, thị trường Việt Nam biến động mạnh trước lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ. Tuy nhiên, bối cảnh đã trở nên tích cực hơn đến khi Đại sứ Mỹ khẳng định các biện pháp áp thuế gần đây không nhắm tới Việt Nam, đồng thời Mỹ muốn duy trì và thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương với Việt Nam theo chiều hướng tích cực.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có sự linh hoạt, chủ động ứng phó với diễn biến khó lường từ các chính sách của Tổng thống Trump. Trong tháng 1 vừa qua, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - chủ tịch HĐQT Sovico đã ký kết các thỏa thuận tới gần 50 tỷ đô, tạo ra hơn 500,000 việc làm cho người dân Mỹ. Đây là động thái tương đối tích cực khi giúp cân đối cán cân thương mại giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai quốc gia ngày càng sâu rộng.
Cuộc chiến thương mại nổ ra chỉ trong tháng đầu tiên nhiệm kỳ Tổng thống Trump, dù khó lường, nhưng phản ứng mạnh gần đây chủ yếu từ yếu tố tâm lý. Với nhiệm kỳ 4 năm của ông Trump, thị trường sẽ dần thích nghi và chấp nhận đây là yếu tố không thể tránh khỏi, từ đó giảm bớt sự náo loạn khi đối mặt với các thông tin tiêu cực.
Đánh giá: Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp biết nắm bắt và hưởng lợi nhờ bối cảnh vĩ mô, tiêu biểu tại các lĩnh vực như Đầu tư công và Khu công nghiệp. Đà tăng mạnh của cổ phiếu thuộc các nhóm ngành này trong 2 tháng đầu năm là minh chứng rõ rệt. Trong bối cảnh thị trường diễn biến khó lường, việc tập trung vào các ngành được hỗ trợ bởi yếu tố vĩ mô vẫn có thể mang lại lợi nhuận tốt khi đầu tư trên thị trường chứng khoán.
2. Đồng Dollar hạ nhiệt, các tài sản rủi ro trở nên hấp dẫn hơn
Sau những dữ liệu vĩ mô kém tích cực về tăng trưởng GDP, số liệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 1, chỉ số sức mạnh đồng Dollar (DXY) đã suy giảm tương đối mạnh, xuống mức 106.92, tương ứng mức giảm hơn 2.5% so với vùng đỉnh đầu năm 2025 và hiện ở mức thấp nhất trong vòng 2 tháng. Một số loại tài sản trú ẩn như vàng cũng có xu hướng đạt đỉnh ngắn, giảm 1.17% về mức 2,894 USD.
Áp lực tỷ giá trong nước cũng có tín hiệu hạ nhiệt bớt từ vùng đỉnh trong tuần này, khi tỷ giá USD/VND hiện giao dịch ở mức 25,482 VND, giảm nhẹ 0.3% so với vùng đỉnh thiết lập từ tuần trước. Tỷ giá trung tâm ngày 18/02 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24,577 đồng, tăng nhẹ 15 đồng so với tuần trước.
Đánh giá: Sự suy giảm của các loại tài sản trú ẩn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng vốn, đặc biệt dòng vốn đầu tư nước ngoài lên các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Đây là tín hiệu tích cực, giúp gia tăng thanh khoản và hỗ trợ đà tăng của VNIndex trong ngắn hạn, đặc biệt khi các yếu tố vĩ mô trong nước đang dần ổn định và triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp được cải thiện.
3. Đầu tư công là đầu tàu tăng trưởng trong năm 2025
Ngày 12/02/2025, tại Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Về kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên năm 2025, Bộ trưởng cho biết các chỉ tiêu tương ứng cụ thể: Tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 9,5% trở lên (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% trở lên); dịch vụ tăng 8,1% trở lên; nông, lâm, thủy sản tăng 3,9% trở lên). Các khu vực kinh tế tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024; công nghiệp - xây dựng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Đáng chú ý, để đạt được mức tăng trưởng cao như kế hoạch đề ra, tổng mức đầu tư công năm 2025 được điều chỉnh tăng lên 36 tỷ USD, tương đương 875.000 tỷ đồng, cao hơn 84.300 tỷ đồng so với kế hoạch đã giao trước đó.
Chính phủ sẽ ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công theo tiến độ cho các dự án trọng điểm quốc gia như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành. Bộ Giao thông vận tải được dự toán chi đầu tư lớn nhất, với số vốn 71.135 tỷ đồng, nhằm hoàn thành mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án trong năm 2025.
Đánh giá: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng của Chính phủ trong năm 2025, đầu tư cơ sở hạ tầng được kỳ vọng là mũi nhọn và động lực cho toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp lĩnh vực Xây dựng hạ tầng - Vật liệu trên thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ hưởng lợi rõ rệt từ các chính sách của Chính phủ, thu hút dòng tiền đầu tư mạnh mẽ xuyên suốt cả năm 2025.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA FINTOP - CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS
* Tác giả: Trần Khánh Linh - Trưởng phòng Kinh doanh chứng khoán
* Liên hệ: 0971 764 531 (SĐT/Zalo) - VPS ID: 8043
* Group Zalo Đầu Tư: Cộng Đồng FinTop
* Kênh Youtube: Kỷ Nguyên Đầu Tư | FinTop DATA
TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM!
Toàn bộ những thông tin, phân tích, nhận định, dự báo trong báo cáo, nội dung này bao gồm cả các ý kiến đã thể hiện là quan điểm, góc nhìn phân tích riêng của Tác giả, không nhằm mục đích PR, làm lợi hay gây bất lợi cho bất cứ cá nhân/tổ chức nào và quan điểm, phân tích của Tác giả không đại diện cho quan điểm, ý kiến của FINTOP.
Các thông tin, số liệu, dữ liệu, thống kê,… được trình bày trên báo cáo, nội dung này, bao gồm toàn bộ thông tin và ý kiến đã thể hiện, được FINTOP Research lấy từ các nguồn thông tin chính thống, uy tín được cho là đáng tin cậy nhất (theo trích dẫn nguồn trên báo cáo), tuy nhiên FINTOP Research không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ hoàn toàn, tính cập nhật của toàn bộ thông tin, dữ liệu trong báo cáo, nội dung trên.
Người đọc, nhà đầu tư sử dụng báo cáo, nội dung, dữ liệu, thông tin này với mục đích tham khảo và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những hành động, quyết định và kết quả đầu tư của mình.
Trân trọng cảm ơn!