Nhóm cổ phiếu cao su tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán!
Sáng ngày 17/2/2025, nhiều mã cổ phiếu thuộc ngành cao su ghi nhận đà tăng mạnh, phản ánh kỳ vọng tích cực từ nhà đầu tư khi giá cao su tiếp tục neo ở mức cao, đồng thời các doanh nghiệp trong ngành đang hưởng lợi lớn từ chiến lược phát triển khu công nghiệp.
VRA nhận định năm 2025 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm thành công với ngành cao su Việt Nam, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt 11-11,2 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2024. Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh ngành cao su không ngừng tìm kiếm cơ hội để tăng trưởng bền vững, đặc biệt khi giá trị xuất khẩu đang có xu hướng tăng mạnh nhờ các yếu tố kinh tế quốc tế và các chính sách nội tại của Việt Nam.
Xuất khẩu cao kỷ lục
- Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn cao su, trị giá 3,4 tỷ USD; giảm 6,2% về khối lượng, nhưng tăng 18,2% về giá trị so với năm 2023. Cụ thể, giá cao su xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm 2024 đạt 1.701 USD/tấn (tăng 26%, tương đương tăng 351 USD/tấn so với năm 2023). Đây là mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Các chuyên gia nhận định, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam tăng vì nguồn cung toàn cầu đang thiếu hụt bởi các nước xuất khẩu lớn như Malaysia, Thái Lan, Indonesia gặp thời tiết bất lợi.
- Nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường lớn tiếp tục tăng mạnh: Hiệp hội Cao su Việt Nam dự báo, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025 do nhu cầu từ thị trường quốc tế ngày càng tăng, trong khi nguồn cung toàn cầu vẫn đang thiếu hụt. Trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam trong năm 2024 với 1,45 triệu tấn, trị giá 2,44 tỷ USD (giảm 15,1% về lượng, nhưng tăng 7,6% về trị giá so với năm 2023, chiếm 72,1% tổng khối lượng cao su xuất khẩu cả nước). Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Ấn Độ, EU và Hàn Quốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như: Đức, Mỹ, Đài Loan, Nga, Indonesia… Đặc biệt, xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia tăng gấp 5,3 lần so với năm 2023, đạt 38.442 tấn.
Hưởng lợi lớn từ khu công nghiệp
Nhiều doanh nghiệp cao su đang đẩy mạnh chuyển đổi quỹ đất sang phát triển khu công nghiệp, mang lại lợi nhuận khủng:
DPR (Cao su Đồng Phú): DPR hiện sở hữu khoảng 1.600 ha đất cao su tại Bình Phước có thể chuyển đổi mục đích sử dụng. Với giá đền bù khoảng 1 tỷ đồng/ha, công ty có thể ghi nhận thu nhập khoảng 100 - 200 tỷ đồng/ năm đến 2030.
PHR (Cao su Phước Hòa): Sắp hoàn tất thương vụ chuyển nhượng đất cho khu công nghiệp, dự kiến thu lãi gần 1000 tỷ đồng.
GVR (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam): GVR có lợi thế khi sở hữu diện tích đất cao su lớn, với quỹ đất 394.782 ha trải khắp các tỉnh thành, bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh… Trong dài hạn, việc chuyển đổi hơn 23.000 ha đất trồng cao su sang đất KCN trong giai đoạn 2025-2030 sẽ giúp công ty ghi nhận lợi nhuận đáng kể từ việc chuyển đổi đất, SSI đã tính điều này vào trong dự báo.
Cổ phiếu ngành cao su tăng mạnh
DRI: Tăng +20%; DPR: Tăng +12%; PHR: Tăng +7%; GVR: Tăng +7% từ đầu tháng 2 đến hiện tại (17/2/2025)
- Không chỉ hưởng lợi từ giá cao su, hầu hết các doanh nghiệp ngành này còn sở hữu lượng tiền mặt lớn, ít nợ vay và có chiến lược đầu tư dài hạn vào khu công nghiệp, tạo ra lợi nhuận bền vững.
- Với bối cảnh thuận lợi này, nhóm cổ phiếu cao su đang trở thành điểm nóng trên thị trường chứng khoán. Liệu đây có phải cơ hội vàng cho nhà đầu tư? Hãy theo dõi sát diễn biến thị trường! 🚀🔥