Việc áp thuế chống bán phá giá thép HRC là một động thái tương đối kịp thời của Bộ Công Thương, nhằm ổn định thị trường tiêu thụ thép trong nước và có tác động tương đối tích cực tới các doanh nghiệp sản xuất thép đầu ngành, trong đó nổi bật là Hòa Phát (HPG).
I. Thực trạng ngành thép trong nước
Tình trạng nhập khẩu thép ồ ạt từ Trung Quốc vào Việt Nam đã gia tăng mạnh kể từ năm 2024 (tổng giá trị nhập khẩu khoảng 4.5 tỷ USD, tăng 31.1% svck) đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp thép trong nước. Trong bối cảnh thị trường Bất động sản Trung Quốc gặp suy thoái nghiêm trọng, nhu cầu thép tại Trung Quốc đang ở mức yếu nhất trong 5 năm gần đây, dẫn tới các doanh nghiệp nước này phải tăng cường xuất khẩu nhằm duy trì sản lượng.
Đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), sản lượng nhập khẩu 2024 tăng 35% so với cùng kỳ năm trước đạt mức 10,1 triệu tấn, trong khi đó sản lượng đến từ các doanh nghiệp nội địa chỉ khoảng 4,8 triệu tấn (giảm 3% so với cùng kỳ). Mức độ chênh lệch giá giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ở mức cao, khoảng 110 USD/tấn trong năm 2024 (tăng 30% so với cùng kỳ). Do đó, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ Việt Nam đang ưu tiên sử dụng thép Trung Quốc thay vì thép cán nóng (HRC) nội địa, đẩy tỷ lệ nội địa xuống mức rất thấp khoảng 30%.
II. Động thái áp thuế chống bán phá giá thép HRC của Bộ Công Thương
Để duy trì sự canh tranh công bằng đối với ngành thép Việt Nam, ngày 21/02/2025, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 460/QĐ-BCT, chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm HRC có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo quyết định này, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38 - 27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày.
Đối với thép nhập khẩu từ Ấn Độ, mặc dù kết quả điều tra cho thấy có tồn tại hành vi bán phá giá, nhưng tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ ở mức không đáng kể, dưới 3%. Vì vậy thép nhập khẩu từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
III. Tác động của thuế chống bán phá giá lên lĩnh vực thép trong nước
Sau khi áp thuế chống bán phá giá, mức thuế mới đối với đa số doanh nghiệp Trung Quốc ở mức 28%. Do đó, kỳ vọng mức chênh lệch giữa thép Việt Nam và Trung Quốc có thể giảm xuống mức 45 – 50 USD/tấn (chưa bao gồm các chi phí như vận tải, lưu kho).
Nhờ thu hẹp mức chênh lệch giá, các doanh nghiệp tôn mạ có thể sử dụng thép cán nóng (HRC) nội địa thay vì nhập khẩu, do lợi thế chi phí vận chuyển cũng như thời gian giao hàng. Kỳ vọng thị phần của HRC nội địa có thể tăng lên mức 60% trong giai đoạn 2025-2026 (so với khoảng 30% của năm 2024).
Về triển vọng, nhu cầu tiêu thụ thép HRC được dự báo tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn 2025-2026, lên mức 16,3-17,9 triệu tấn với động lực tăng trưởng đến từ tiêu thụ ngành tôn mạ và lĩnh vực sản xuất ô tô. Sau năm 2026 nhu cầu dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhờ các dự án giao thông trọng điểm như đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Theo đó, nhờ nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ và giá thép Trung Quốc hồi phục dần, giá thép HRC nội địa được dự báo sẽ phục hồi trong quý 1/2025 và đạt mức 590/634 USD/tấn trong năm 2025-2026 (lần lượt tăng 8%/9% so với cùng kỳ).
IV. Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ thuế chống bán phá giá
Trong chuỗi giá trị ngành thép Việt Nam, hiện chỉ có hai doanh nghiệp nội địa có năng lực sản xuất thép HRC phục vụ mục đích thương mại là Hòa Phát (HPG) và FOMOSA Hà Tĩnh. Năm 2024, tổng công suất sản xuất của hai doanh nghiệp này đạt 8,6 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu nội địa vượt xa khả năng cung ứng, đạt khoảng 13 triệu tấn/năm.
Việc áp thuế chống bán phá giá thép HRC có tác động tích cực trực tiếp đối với hai doanh nghiệp sản xuất thép kể trên, đặc biệt là HPG với vị thế thị phần sản xuất HRC số 1 tại Việt Nam hiện tại. Trong năm 2024, HPG chiếm khoảng 33% tổng sản lượng sản xuất và 22% tổng sản lượng tiêu thụ (thị phần) thép cả nước.
Đáng chú ý, Nhà máy Dung Quất 2 của HPG đã bắt đầu có sản lượng kể từ cuối quý 1/2025, với kỳ vọng đóng góp sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn HRC thành phẩm trong năm 2025. Dự báo giá bán và sản lượng năm 2025 của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng tốt, lần lượt đạt 8% và 47% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, dự báo nhà máy Dung Quất 2 sẽ hoạt động 100% công suất vào năm 2028 và đóng góp khoảng 5,6 triệu tấn HRC thành phẩm, góp phần giúp sản lượng HRC đạt 8,6 triệu tấn (tăng 187% so với năm 2024).
=> Như vậy kỳ vọng HPG là doanh nghiệp hưởng lợi nhất nhờ các lợi thế: (1) khả năng mở rộng biên lợi nhuận rất tốt khi giá thép tăng trưởng; (2) khả năng cung ứng thép gia tăng, lợi thế cạnh tranh trực tiếp với thép nhập khẩu Trung Quốc; (3) khả năng tối ưu hóa vận hành nhà máy Dung Quất 2 đang hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
*Đối với nhóm tôn mạ (HSG, NKG, GDA): việc giá thép HRC (là nguyên liệu sản xuất đầu vào) gia tăng đáng kể có thể ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận, làm giảm mức độ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế chống bán phá giá thép HRC nhìn chung không có quá nhiều tác động tích cực tới các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA FINTOP - CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS
* Tác giả: Trần Khánh Linh - Trưởng phòng Kinh doanh chứng khoán
* Liên hệ: 0971 764 531 (SĐT/Zalo) - VPS ID: 8043
* Group Zalo Tư Vấn Đầu Tư: Cộng Đồng FinTop
* Kênh Youtube: FinTop DATA | Dữ Liệu Chứng Khoán
TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM!
Toàn bộ những thông tin, phân tích, nhận định, dự báo trong báo cáo, nội dung này bao gồm cả các ý kiến đã thể hiện là quan điểm, góc nhìn phân tích riêng của Tác giả, không nhằm mục đích PR, làm lợi hay gây bất lợi cho bất cứ cá nhân/tổ chức nào và quan điểm, phân tích của Tác giả không đại diện cho quan điểm, ý kiến của FINTOP.
Các thông tin, số liệu, dữ liệu, thống kê,… được trình bày trên báo cáo, nội dung này, bao gồm toàn bộ thông tin và ý kiến đã thể hiện, được FINTOP Research lấy từ các nguồn thông tin chính thống, uy tín được cho là đáng tin cậy nhất (theo trích dẫn nguồn trên báo cáo), tuy nhiên FINTOP Research không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ hoàn toàn, tính cập nhật của toàn bộ thông tin, dữ liệu trong báo cáo, nội dung trên.
Người đọc, nhà đầu tư sử dụng báo cáo, nội dung, dữ liệu, thông tin này với mục đích tham khảo và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những hành động, quyết định và kết quả đầu tư của mình.
Trân trọng cảm ơn!